Nguyễn Sư Mạnh
Thôn Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội, Việt Nam

GHI CHÉP VỀ GIA PHẢ

Nguyễn Quốc Trung đăng lúc 23/08/2020 13:46. Nguyễn Quốc Trung đã sửa (Nội dung) lúc 09/02/2024 10:44. xem:1186

GHI CHÉP VỀ GIA PHẢ

 

Cụ Thủy Tổ :

Tả Mạc quan Gia Hưng (Hưng Hóa) đời Lê, ngày giỗ không rõ, sinh Sư Mạnh.

Cụ Bà chính thất, mộ hợp táng ở xứ Đồng Bả, nay là khu dân cư.

 

Cụ Tiên Tổ : Nguyễn Sư Mạnh.

Là tiến sỹ khoa Giáp Thìn, làm đến Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu, coi Hàn Lâm Viện, kiêm chức Đông các Đại học sỹ Nhập thị kinh diện, là phò mã chỉ huy cầm quân, Thượng Thư Bộ Lễ tước sung tín hầu, được ban Quốc tính nhà Lê. Tướng công họ Lê tên hiệu Lan Hiếu Tiên sinh, còn gọi là Lan Hinh.

Họ Nguyễn tên húy là Sư Mạnh. Cha cụ là người huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hoa (nay là tỉnh Thanh Hóa). Quê Cụ là một xã phong tục còn chưa được văn minh, dân làm nghề nuôi vịt, tổ tiên là ai truyền lại không rõ. Cha Cụ (tức Thủy Tổ phát sinh họ ta ) lên nhậm chức Tả Mạc quan xứ Gia Hưng (nay là Hưng Hóa – Phú Thọ), lấy vợ người thôn An Bang, xã Cổ Cấm (Nay là Cổ Đô) và cư trúc ở đó. Mẹ Cụ đêm nằm mộng gặp thần nhân đến báo rằng “ Hãy quét dọn sân cổng mà đón Mạnh Tử đến”. Tỉnh dậy, Bà quét dọn sân cổng mà chẳng thấy ai đến cả. Đêm ấy Bà thụ thai. Đến ngày, đến tháng, đến năm Mậu Dần (1458) sinh ra cụ, nên gọi là Sư Mạnh. Năm 27 tuổi thi đỗ khoa Giáp Thìn đời Hồng Đức (1484), thi Hội trúng tứ trường, thi Đình đậu đồng tiến sỹ ( Đệ Tam Giáp, Đệ nhị Danh), làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lễ. Năm canh Thân (1500), phụng mệnh sang sứ nhà Minh, khi vào bệ kiến, Cụ ngồi, áo để hở bụng. Hoàng Đế nhà Minh quở trách sứ than nước Việt vô lễ. Cụ đáp “ đường xá xa xôi, lại gặp mưa, nhiều ngày âm u, ẩm ướt, nay may được ngồi bên “Mặt Trời” (ý chỉ Hoàng Đế nhà Minh) nên thần cố ý phơi chữ. Hoàng Đế nhà Minh phán: “ Sứ nước Nam khoe chữ, nay Trẫm mất bộ sách Luận Ngữ, truyền cho Khanh viết lại một bản để khỏi phải tìm kiếm”. Cụ liền viết ngay không sót một chữ. Duy có chữ “Vi chính” đến câu “Vi chính dĩ đức, thí như Bắc thần cư kỳ sơ nhi chúng tinh cộng     chi. Cụ viết chữ       thành. Hoàng Đế hỏi :’Sao Khanh lại viết thế ?” Cụ tâu người nước Nam chúng tôi vốn cũng học là chữ       , nhưng bản khắc in chính của thượng Quốc ban cho lại khắc chữ       , nên không dám trái ”. Hoàng Đế bèn giữ Cụ lại và sai tìm bản chính, rà lại thì quả có khắc sai như vậy. Hoàng Đế rất thấy làm lạ nên chon ngày phong Cụ là : Thượng Thư Bắc Quốc (Trung Quốc) cho nên gọi Cụ là : “ Thượng thư hai nước”. Khi về nước Cụ tâu lại sự thể, Vua nước ta truyền cho Cụ làm bài phú “ Thái Bình”, Cụ liền đọc ngay :

“ Nhật Nguyệt quang thiên đạo

Sơn hà tráng đế cư

Thái Bình Vô dĩ đáp

Nguyệt thướng vạn thiên thu”

Lược dịch

“Đạo trời sang như mặt trăng, mặt trời

Hoàng Thượng trị vì giữa non sông hùng vĩ

Thái Bình là dĩ nhiên

Xin chúc vĩnh viên được thế”

Lại do có quân công, Cụ được phong tước Sùng Tín hầu, được ban Quốc tính nhà Lê, vua gả công chúa cho. Tên Tự Cụ là Lan Hinh. Khi Cụ về chí sĩ nhà cửa xuềnh soàng ( không có tường) tài sản không có gì, ăn mặc giản dị (áo sám nhạt mầu nước trà). Vua lấy đó làm nghi ngờ, bí mật sai thị vệ giả làm lái buôn đến hỏi mua lụa, chỉ thấy nhà Cụ có một tấm lụa và 5 quan tiền. Thị vệ về tâu, Vua bèn cho Cụ một lọ vàng.

Cụ thọ hơn 70 tuổi (Sách Bản quốc Đăng khoa lục nói cụ thọ 82 tuổi), mất ngày 16 tháng 9 âm lịch, Mộ tang ở xứ Đồng Tranh, Xuân tế vào ngày 16 tháng giêng.

 

Cụ Bà (Vợ Cả) Công chúa nhà Lê, tên thụy là Ngọc Hân phu nhân, Giỗ ngày 8 tháng 11 âm lịch

Vợ thứ hai : Người họ Trần tên hiệu là Hứa phu nhân

Cụ sinh 3 người con trai :

   Con cả : Lê Khâm

   Con thứ 2 : Lê Phu

   Con thứ 3 : Lê Thiết

 

Lê Khâm là bản Tổ chi trưởng

Lê Phu là bản tổ chi thứ

Lê Thiết : Chi này ở xã Lỗ Trì, huyện Phù Ninh, Phú Thọ.

   

THƠ CA NGỢI NGUYỄN SƯ MẠNH

Của Cụ Nguyễn Công Hoan ( Bố Tiến sỹ Nguyễn Bá Lân) Tri huyện vĩnh tường

 

Tiến chính Thanh Hoa Cẩm Thủy nhân

Cổ Đô hà hạnh tái tiến quân

Nhị tuần linh thất văn hàng bảng

Lục Bộ cư tam quốc đại quân

Luận ngữ nhất thiên, tâm ấn quyển

Thái bình tứ cú, khẩu thành văn.

 

Lược dịch :

 

Cụ chính người Cẩm Thủy, Thanh Hóa

May sao Cổ Đô được là đất sinh ra người

Hai bẩy tuổi, tên nêu trên bảng vàng

Nước có sáu Bộ thì Thương thư ba bộ

Sách luận ngữ như in trong lòng

Ứng khẩu đọc ngay bốn câu thơ Thái bình.

 


Bình luận ( 0 )
.